Nguồn gốc và đặc điểm cây cà phê Arabcia

Cà phê Arabica hay còn gọi là cà phê Chè theo tiếng Việt (danh pháp là: Coffea Arabica) có nguồn gốc từ các loài cà phê bản địa của vùng cao nguyên tây nam Ethiopia. Đây là một trong những giống cà phê đầu tiên được trồng, và vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong cơ cấu ngành cà phê trên thế giới cung ứng cho khoảng 70% sản lượng toàn cầu.

Nguồn gốc, phân bố bản địa cây cà phê Arabica

Loài C.Arabica đặc hữu hiện nay còn rất ít ở Ethiopia, trong khi hầu hết các quần thể cây trồng cà phê Arrabica hiện hữu là kết quả của sự lai tạo hỗn hợp. Chỉ có ở Ethiopia, người ta mới có thể tìm thấy các cây các cây cà phê Arabica tự nhiên trong rừng nhiệt đới ở nguyên tây nam Ethiopia hay bên kia biên giới các nước láng giềng như Đông Nam Sudan và phía bắc Kenya. Những giống cà phê phát triển trong các khu rừng của Ethiopia, đã thông qua một quá trình thuần hóa bởi con người. Chúng thường có chất lượng rất cao, nhưng rất nhạy cảm với các sâu, bệnh hại.

Trong thế kỷ 15 và 16, cây cà phê Arabica đã được mang từ Ethiopia đến Yemen. Sau đó, trong những năm đầu thế kỷ 18, từ cảng Mocha (thuộc Yemen) chúng đến Java – Indonesia Hiện nay. Cũng từ Yemen cây cà phê Arabica thuộc giống Typica đả đến vùng Caribbean và sau đó lan ra khắp lục địa châu Mỹ trong thế kỷ 18. Ngày nay có khoảng 125 loài cà phê thuộc giống Arabica phân bố rộng rãi ở nhiều châu lục từ châu Phi, Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Trung Quốc, đến các quần đảo ở Caribê và Thái Bình Dương. Và hầu hết các vườn cà phê Arabica trên toànchỉ chiếm không đến 1% trong sự đa dạng sinh học giống loài Arabica hoang dã Ethiopia.

Đặc điểm sinh vật học

Cây cà phê Arabica ưa sống ở vùng núi cao. Nên được canh tác ở độ cao từ 1200-2200 m. Cây có tán nhỏ, màu xanh đậm, lá hình oval. Cây cà phê trưởng thành có thể cao từ 2.5 đến 4.5m, nếu để mọc hoang dã có thể cao hơn 10m. Nhiệt độ tối thích trong khoảng 15 – 24oC nên có khả năng chống lạnh cao hơn cây cà phê Robusta (18 – 36oC) . Cà phê chè sau khi trồng khoảng 3 đến 4 năm thì có thể bắt đầu cho thu hoạch. Thường thì cà phê 25 tuổi đã được coi là già, không còn giá trị kinh tế. Trong tự nhiên cây có thể tiếp tục sống thêm khoảng 70 năm.

Lịch sử phát triển cà phê Arabica

Trước thế kỷ 19, Arabica là giống cà phê duy nhất được sản xuất trên thế giới. Giai đoạn này các giống Arabica được lựa chọn đơn giản và chủ yếu tập trung vào khả năng thích ứng tại mỗi địa phương, năng suất cao, và chất lượng tốt. Cho đến năm 1920 bệnh gỉ sắt (Coffee Leaf Rust – CLR) trên cây cà phê Arabica lan rộng khắp quốc gia cà phê châu Phi và châu Á, khiến nhiều nông dân tìm kiếm các loại cây trồng thay thế.

Trong khi một số quốc gia thay thế việc sản xuất cà phê bằng các cây trồng khác, Indonexia đã bắt đầu lại với giống cà phê Robusta, có năng suất cao hơn và khả năng kháng CLR cao. Tuy nhiên, không may là cà phê Robusta cho cà phê chất lượng thấp hơn. Chính vì vậy cuối những năm 1970 – 1980, nhiều quốc gia khác nhau đã bắt đầu thực hiện các chương trình tạo giống nhằm tạo ra các giống kháng CLR.

Các giống Arabica quan trọng

Arabica đã là một trong hai loài cà phê được trồng phổ biến trên toàn cầu và hiện đang chiếm ưu thế ở Trung Mỹ. Từ Arabica nhiều giống khác nhau đã được tạo ra, một số do đột biến tự nhiên, một số được thực hiện bởi con người.

Để được coi là một loại Arabica riêng biệt để có mặt trong danh mục các giống loài Arabica trên thế giới, giống phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây (dựa trên định nghĩa được đưa ra bởi Liên minh quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV):

  • Sự đồng nhất. Tất cả các cá thể đều có một tập hợp các đặc điểm nhận dạng riêng biệt.
  • Đặc thù riêng. Đó là khả năng phân biệt với các giống khác dựa trên các đặc điểm duy truyền.
  • Tính ổn định. Cây cà phê có thể nhân giống nhiều lần mà đặc điểm của nó là không thay đổi qua các thế hệ kế tiếp.

Sau đây là một số giống Arabic phổ biến:

Arabica Typica

Typica Cùng với Bourbon, là một trong những loại cà phê Arabica quan trọng nhất về mặt di truyền trên thế giới. Ghi chép lịch sử cho thấy rằng cà phê Arabica đầu tiên cập bến cảng Yemen vào thế kỷ 14, Đến năm 1706 một cây Arabica Typica được lấy từ Yemen đến vườn bách thảo Amsterdam – Hà Lan. Từ Hà Lan, cây cà phê Typica đả theo các tuyến đường thương mại giữa các thuộc địa của Hà Lan tỏa đi khắp thế giới.

Ngày nay, sản xuất cà phê ở Mỹ Latinh (khu vực Nam Mỹ) vẫn dựa trên một lượng lớn cây cà phê phát triển từ giống Typica và Bourbon. Tại Brazil, quốc gia chiếm 40% sản lượng cà phê toàn cầu có 97,55% các giống cà phê có nguồn gốc từ Typica và Bourbon.

Arabica Bourbon

Cây cà phê Bourbon đầu tiên được người Pháp trồng trên đảo Bourbon (bây giờ gọi là Réunion ) ở giữa Ấn Độ Dương vào khoảng năm 1708. Ngày nay Bourbon đả có mặt khắp lục địa Mĩ la tinh và châu Phi, phát triển tốt nhất ở độ cao từ 1.100 – 2.000 mét và cho năng suất cao hơn 20 – 30% so với người anh em Typica.

Arabica Caturra

Caturra là một đột biến tự nhiên của giống Bourbon, trong đó có một đột biến đơn gen làm cho các cây cà phê lùn hơn bình thường, được phát hiện ở Sao Paulo, Brazil (xem thêm các giống cà phê Bourbon)

Arabica Mundo Novo

Mundo Novo là kết quả lai tự nhiên giữa Bourbon và giống Typica điển hình, lần đầu tiên được tìm thấy tại Mineiros do Tiete, Sao Paulo, Brazil. giống cây cà phê lai này ban đầu được trồng trong khu đô thị Novo Mundo(nay là Urupês). kể từ năm 1952 giống Mundo Novo được trồng phổ biến tại Brazil. Ngày nay Mundo Novo có tầm quan trọng tại Brazil và các nước Nam Mỹ nhưng ít được sử dụng ở Trung Mỹ.

Arabica Catuai

Catuai  là kết quả lai giữa Mundo Novo và Caturra được trồng ở Brazil vào cuối những năm 1940, hiện nay Catuai chiếm 50% diện tích cà phê tại Brazil và được sử dụng rộng rãi ở Trung Mỹ mà điển hình là Costa RicaGuatemala. Cây cà phê Catuai có tầm vóc nhỏ dễ dàng chăm sóc, quả có màu vàng đặc trưng và cho năng suất cao hơn Bourbon

Arabica Blue Mountain

Là một trong những loại hạt cà phê Arabica có giá thành cao và được ưa chuộng nhất trên thế giới. Blue Mountain không được công nhận là một giống cà phê riêng biệt, trên thực tến nó vẫn là giống Arabcia Typica được trồng ở vùng núi Blue Mountains thuộc Jamaica. Với độ cao trên 2000m, vùng núi Blue Mountains là một trong những vùng trồng cà phê cao nhất trên thế giới. Sự kết hợp giữa đất đai và khí hậu tạo nên điều kiện lý tưởng cho cây cà phê. Tuy nhiên loại cà phê này không thích hợp với các điều kiện khí hậu khác. Sự thay đổi khí hậu sẽ dẫn tới sự thay đổi hương vị cà phê. Chính vì thế mà hiện nay nó mới chỉ được trồng ở Jamaica và Hawaii.

-st-

zalo
sms
Hotline: 0968636179